Chỉ số chất lượng không khí là gì? Cách phòng tránh ô nhiễm không khí

Chỉ số chất lượng không khí là gì?

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là được sử dụng làm thước đo mức độ ô nhiễm không khí hiện tại hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai. Chỉ số AQI càng cao tức mức độ ô nhiễm càng lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe càng nhiều. Rủi ro sức khỏe cộng đồng tăng lên khi AQI tăng.

Các quốc gia khác nhau có thang đo AQI riêng, tương ứng với tiêu chuẩn không thống nhất về chất lượng không khí của từng quốc gia. Tuy nhiên về phương diện đo AQI chung, chúng ta sẽ có những mức báo động riêng cảnh báo người dân về tình trạng chất lượng không khí trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi người dân nên trang bị cho mình chiếc máy đo chất lượng không khí cá nhân để đảm bảo sức khỏe.

Nồng độ và thời gian không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Mỗi một phạm vi ứng với chất lượng không khí người ta sẽ mô tả bằng một màu riêng từ đó cảnh báo cho cộng đồng.

AQI cao là do sự gia tăng khí thải ví dụ như khói thải hoặc cháy rừng, cháy nhà máy hoặc không khí ô nhiễm không thoát ra khỏi một vị trí xác định nào đó. Không khí ứ đọng gây ra do hiện tượng xoáy nghịch, nghịch nhiệt, hay gió thổi chậm khiến ô nhiễm không khí vẫn còn hiện diện trong một địa phương, dẫn đến sự tăng nồng độ các chất ô nhiễm, phản ứng hóa học giữa các chất thải và tạo điều kiện cho hiện tượng bụi mù.

Khi AQI dự đoán tăng lên do ô nhiễm hạt bụi mịn, cơ quan hoặc tổ chức y tế công cộng có thể:

Nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ em và bệnh hô hấp tim mạch sẽ rất dễ nguy hiểm khi ra đường. Vì thế các cơ quan khuyến cao họ hạn chế ra đường. Mọi người nên sử dụng giao thông công cộng để giảm khí thải.

Khi ra đường chúng ta nên trang bị khẩu trang loại tốt, có khả năng lọc hạt bụi mịn tránh cho chúng ứ đọng trong phổi.

Mọi người hạn chế sử dụng các nguyên liệu, vật liệu gây ra khói bụi nhằm giảm thiểu khí thải AQI gây tổn hại cho sức khỏe.

khuyến nghị sử dụng khẩu trang lọc các hạt mịn nhằm phòng tránh bụi mịn bay vào phổi.[9]

Hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí không có mối tương quan xác định với AQI. Nhiều quốc gia giám sát ozone ở tầng đối lưu, hạt min, lưu huỳnh điôxit, cacbon monoxit và nitơ dioxit, dựa trên những thông số này để tính toán các chỉ số chất lượng không khí cho các chất ô nhiễm.

Mỗi quốc gia định nghĩa AQI khác nhau, tựu chung đều mô tả chất lượng không khí tại quốc gia mình. Giờ đây chúng ta có một website chung về AQI cho phép các cơ quan có thể giám sát chất lượng khí thải tại bất cứ đâu trên thế giới theo thời gian thực.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Việt Nam gần đây liên tục nằm trong top 10 quốc gia có nồng độ không khí ô nhiễm nhất thế giới theo báo cáo của The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện.

Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Có những lúc lên báo động đỏ thậm chí tím với tình trạng nguy hiểm hoặc cực kỳ nguy hiểm. Vì thế người dân cần biết và phòng tránh tác hại của bụi khí thải, không khí ô nhiễm để phòng tránh.

Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và TP.HCM:

Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).

TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.

Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Đây là những ngưỡng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.

Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu, v.v.

Cách giảm thiểu ô nhiễm không khí, khí thải

  • Không dùng bếp than, bếp củi, thiết bị sinh khói bụi.
  • Ưu tiên sử dụng xe bus, xe công cộng, nhiên liệu thân thiện với môi trường
  • Trồng thật nhiều cây xanh, trồng rừng
  • Sử dụng khẩu trang lọc bụi, tránh xa nguồn ô nhiễm.
  • Tăng đề kháng bằng thức ăn giàu vitamin và rau xanh.
  • Vệ sinh xoang mũi để mũi lọc bụi tốt hơn.

Ngoài ra mọi người cần theo dõi chất lượng không khí trong nhà mình thường xuyên bằng cách trang bị cho mình một chiếc máy đo chất lượng không khí trong nhà chuyên dụng. Việc này sẽ giúp ta chủ động trong khi sinh hoạt hoặc đi lại hơn, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *